Search
Language

Vinh Chau temple

Vinh Chau village, Vinh Hiep commune, Nha Trang city, Khanh Hoa province

  • Certification: 230826104502
  • Provincial monuments

Vinh Chau temple is located in Vinh Chau village, Vinh Hiep commune, Nha Trang city, Khanh Hoa province. At the end of the 18th century, the people here built Vinh Chau communal house. At first, the communal house was built with bamboo and cork leaves. In 1965, the entire communal house was rebuilt. In 1975, after the unification of the country, Vinh Hiep Commune People's Committee worked at Vinh Chau communal house.

  • Share

Description

Đình Vĩnh Châu tọa lạc thôn Vĩnh Châu, xã Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Cuối thế kỷ XVIII, nhân dân nơi đây tạo dựng ngôi đình Vĩnh Châu. Ban đầu đình được dựng lên bằng tranh tre, nứa lá. Năm 1965, toàn bộ ngôi đình được xây dựng lại. Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, UBND xã Vĩnh Hiệp làm việc tại đình Vĩnh Châu. Năm 1979, Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Hiệp sử dụng đình làm văn phòng. Đến năm 1993, nhân dân tu bổ lại đình. Năm 2015, đình được tu bổ lại toàn bộ.

Đình quay hướng Tây Nam, có tổng diện tích 990m2; di tích có các hạng mục công trình: Võ ca, tiền tế, chính điện, nhà thờ Tiền hiền, miếu Trung An, nhà khách, nhà kho.

Chính điện đình Vĩnh Châu 

Hiện nay đình còn lưu giữ 19 Sắc phong phong do các vua triều Nguyễn ban tặng, bao gồm:
1- Sắc phong Minh Mạng năm thứ 3 (1822) phong cho Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương;
2- Sắc phong Minh Mạng năm thứ 3 (1822) phong cho Hà Bá;
3- Sắc phong Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) phong cho Hà Bá;
4- Sắc phong Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) phong cho Hà Bá;
5- Sắc phong Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) phong Hàm Hoằng Quang Đại Chí Đức Phổ Bác Hiển Hóa Tứ Vị Thượng Đẳng Thần.;
6- Sắc phong Tự Đức năm thứ 3 (1850) phong cho Tứ Vị Đại Càn Quốc Gia Nam Hải;
7- Sắc phong Tự Đức năm thứ 3 (1850) phong cho Hà Bá;
8- Sắc phong Tự Đức năm thứ 33 (1881) phong cho Hà Bá;
9- Sắc phong Tự Đức năm thứ 33 (1881) phong cho Tứ Vị Đại Càn Quốc Gia Nam Hải;
10- Sắc phong Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) phong cho Hà Bá;
11- Sắc phong Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) phong Tứ Vị Tôn Thần Thượng Đẳng;
12- Sắc phong Duy Tân năm thứ 3 (1909) phong cho Hà Bá;
13- Sắc phong Duy Tân năm thứ 3 (1909) phong cho Đại Càn Quốc Gia Nam Hải;
14- Sắc phong Duy Tân năm thứ 5 (1911) phong cho Thành Hoàng;
15- Sắc phong Khải Định năm thứ 2 (1917) phong cho Bạch Mã Thái Giám;
16- Sắc phong Khải Định năm thứ 2 (1917) phong cho Quan Thánh Đế Quân;
17- Sắc phong Khải Định năm thứ 9 ( 1924) phong cho Thành Hoàng;
18- Sắc phong Khải Định năm thứ 9 ( 1924) phong cho Quan Thánh Đế Quân;
19- Sắc phong Khải Định năm thứ 9 ( 1924) phong cho Bạch Mã Thái Giám.

Trước kia, hàng năm đình làng được tổ chức lễ “Xuân kỳ Thu tế”, nhưng hiện nay hợp nhất lại cúng vào tháng 03 âm lịch (tùy năm chọn ngày tốt).

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đình là địa điểm hoạt động cách mạng. Đặc biệt, trong 101 ngày đêm Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa (23/10/1945- 02/02/1946) chống Pháp, đình là cơ sở cách mạng của Việt Minh; là nơi tập hợp lương thực, thực phẩm cho Mặt trận Nha Trang.

Ghi nhận những giá trị lịch – văn hóa của di tích, năm 2007 UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 1516/QĐ-UBND xếp hạng đình Vĩnh Châu là Di tích cấp tỉnh.

Hoàng Quý