Search
Language

Phong Ap communal house

Ninh Binh Commune, Ninh Hoa Town, Khanh Hoa Province

  • Certification: 230826153351
  • Provincial monuments

Phong Ap communal house is located in a land area with a total area of 4,060 m2, with the front facing south.  From the outside to the inside, Phong Ap communal house has the following overall layout: Nghi mon, flag pole, feng shui altar, Than Nong altar, Khai temple (Ong Dia temple), great communal house (Tien Sac - main hall),  Tru house (kitchen).

  • Share

Description

Tên gọi của đình Phong Ấp lấy từ tên làng Phong Ấp thuộc xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Làng Phong Ấp vốn là An Ấp xã. Địa danh “An Ấp” được tìm thấy trong công cuộc đo đạc và lập địa bạ ở Khánh Hòa vào năm 1810 với tên gọi là An Ấp xã (tên Nôm là xứ Thanh Bình), tổng Trung, huyện Tân Định, phủ Bình Hòa, trấn Bình Hòa. Lớp cư dân đầu tiên đến làng khai hoang hình thành nên làng nông nghiệp đơn canh An Ấp xã xưa kia để rồi hôm nay là làng Phong Ấp thuần nông đa canh trù phú.
Căn cứ trên đạo sắc phong sớm nhất mà đình Phong Ấp còn lưu giữ được (1852), có thể đoán định niên đại tương đối của đình là vào cuối thế kỷ XVIII.
Đình Phong Ấp tọa lạc trong khu đất có tổng diện tích 4.060 m2, mặt tiền quay về hướng Nam. Từ ngoài vào trong, đình Phong Ấp có bố cục mặt bằng tổng thể như sau: Nghi môn, trụ cờ, án phong, ban thờ Thần Nông, miếu Khải (miếu Ông Địa), đại đình (Tiền tế - Chính điện), nhà trù (nhà bếp).
Đình Phong Ấp thờ các vị sau: Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Bổn cảnh Thành Hoàng, Ngũ Hành thần nữ, Tiền hiền, Thổ công, Thần nông.
Hiện tại, đình Phong Ấp còn lưu giữ 09 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng:
- Sắc Tự Đức năm thứ 05 (1852) phong cho Bổn cảnh Thành Hoàng.
- Sắc Tự Đức năm thứ 33 (1880) phong cho Bổn cảnh Thành Hoàng.
- Sắc Đồng Khánh năm thứ 02 (1887) phong cho Bổn cảnh Thành Hoàng.
- Sắc Duy Tân năm thứ 03 (1909) phong cho Bổn cảnh Thành Hoàng.
- Sắc Duy Tân năm thứ 03 (1909) phong cho Ngũ Hành Tiên Nương.
- Sắc Khải Định năm thứ 09 (1924) phong cho Bổn cảnh Thành Hoàng.
- Sắc Khải Định năm thứ 09 (1924) phong cho Ngũ Hành Thần Nữ.
- Sắc Khải Định năm thứ 09 (1924) phong cho Thiên Y A Na.
- Sắc Khải Định năm thứ 09 (1924) phong cho Thiên Y A Na.
Đình có kết cấu gồm 02 tòa nhà nối liền với nhau theo chiều dọc là tiền tế và chính điện. Tiền tế là nơi chuẩn bị các nghi thức và lễ vật để cúng tế tại chính điện. Bên trong tiền tế treo một bức hoành phi có nội dung như sau:

PHONG ẤP ĐÌNH

Long phi Nhâm Tuất thu cát nhật chế tạo
[Khởi tạo vào ngày lành mùa thu năm Nhâm Tuất].

Hoành phi là một trong những cổ vật đồng hành cùng di tích từ khi khởi tạo cho đến nay. Nối liền với tòa tiền tế về phía sau là tòa chính điện. Tòa nhà này được ngăn cách với tòa tiền tế bằng 03 lối cửa ra vào. Chính điện là kiến trúc lớn nhất của đình, nơi tập trung những nét chạm trổ trên cấu kiện gỗ cũng như trên các bức tranh tường, linh vật và là nơi diễn ra các nghi lễ chính hàng năm tại di tích.
Bên trong chính điện có 05 ban thờ: chính giữa là ban thờ “神” (Thần), hai bên là ban thờ “左 班 列 位 (Tả Ban liệt vị) và ban thờ “ (Hữu Ban liệt vị). Phía trước ban thờ Thần ở hai bên bài trí bộ lỗ bộ thể hiện sự oai nghiêm của các vị thần. Vách tường hồi phía trái là ban thờ “ (Thổ Công) và đối xứng bên vách tường hồi phía phải là ban thờ  “ (Tiền hiền).


      Trang trí hình rồng trên cột ở Chính điện 

* Hệ mái: Hệ mái tiền tế và chính điện có kết cấu 02 mái trước và sau, lợp ngói vảy. Bờ nóc tiền tế đắp nổi trang trí hồ lô giữa cụm hoa dây. Đặc biệt giữa hai mái của tiền tế và chính điện là một máng hứng nước được làm bằng một cây gỗ dài 09m. 
* Điêu khắc, trang trí
- Dải tường chắn bờ mái phía trước vẽ trang trí hoa dây.
- Tường hồi phía trong tòa tiền tế vẽ trang trí phong cảnh thiên nhiên.
- Bệ ban thờ Thần vẽ trang trí long mã, bệ ban thờ Tả ban liệt vị vẽ trang trí hoa cúc, bệ ban thờ Hữu ban liệt vị và Tiền hiền vẽ trang trí hoa điểu (chim và hoa), bệ ban thờ Thổ Công vẽ trang trí liên áp (sen và vịt).
- 04 cây cột cái vẽ trang trí hình con rồng cuốn tròn quanh thân cột, đầu rồng hướng lên trên rất tinh tế và mỹ thuật.
- Các đầu dư trên hệ thống khung gỗ không để trơn mà được trạm trổ thành hình đầu rồng nhằm làm cho chúng trở nên mềm mại và giảm bớt sự thô cứng của các cấu kiện gỗ.
Từ khi khởi dựng tới nay, đình Phong Ấp đã trải qua hai lần đại tu bổ là vào năm Nhâm Tuất (1862) và năm Kỷ Hợi (1959).
Trước kia, đình Phong Ấp tổ chức lễ hội đình làng vào dịp Xuân kỳ và Thu tế. Từ năm 1939 đến nay, dân làng thống nhất “Xuân Thu hiệp tế” vào mùa Xuân; lễ hội diễn ra trong 1 ngày.
Ngày 20/11/2009, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 2992/QĐ-UBND xếp hạng Đình Phong Ấp là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

 

Trần Thị Thanh Loan